Cặn bia là một thuật ngữ đối với dân sành bia đã thấy quá quen thuộc khi nói về bia. Những cặn li ti trong chai bia mà bạn thấy chính là xác của các nguyên liệu nấu bia như men bia, malt (lúa mạch, lúa mì,…) và hoa bia. Có một số lý do chính mà nhà sản xuất bia có thể chọn để giữ lại cặn trong chai bia
Một số dòng bia truyền thống và thủ công có thể được sản xuất với cặn nhằm giữ lại sự đa dạng và phong cách truyền thống của sản phẩm.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia, như mạch nha (lúa mạch và lúa mì,..), có thể chứa các hạt rắn nhỏ. Nhà sản xuất có thể cho phép cặn tự nhiên này tồn tại trong quá trình sản xuất và lên men để tạo ra một sản phẩm tự nhiên và chất lượng.
Quá trình lên men và kết hợp các thành phần của bia có thể dẫn đến sự hình thành cặn. Khi các thành phần hòa quyện với nhau, một số chất có thể kết tủa và tạo thành cặn trong quá trình ủ bia.
Những dòng bia dễ để lại cặn bia thường là những loại bia truyền thống, bia thủ công, và bia không qua quá trình lọc hoặc lọc hạn chế. Nhiều dòng bia nổi tiếng thường gặp hiện tượng này, bao gồm các dòng bia Trappist như Westvleteren, Orval và Chimay… Ngoài ra, còn có dòng bia lúa mì từ Bỉ như Corsendonk Blanche, Blanche de Namur Wheat và Hoegaarden white,… Cũng như các dòng bia đặc trưng của Đức gồm Kellerbier, Unfiltered, Hefe – Weissbier.
Một số bài viết đã đưa ra rằng cặn bia có chứa vitamin có lợi cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, cặn có thể chứa các chất tạo nên hương vị và màu sắc của bia, mang lại một trải nghiệm hương vị trọn vẹn mà không thể tìm thấy ở những loại bia đã qua lọc kỹ.
Trong quá trình sản xuất bia, cặn bia là một phần tự nhiên và không đáng lo ngại. Thay vì hoảng sợ khi thấy một chai bia có cặn, hãy mở nắp và thưởng thức hương vị của nó. Điều quan trọng là kiểm tra ngày hết hạn sử dụng và nếu bia còn trong thời hạn, bạn có thể thoải mái thưởng thức.